Đường Cao Tốc Bến Lức Long Thành

Đường cao tốc Bến Lức Long Thành là tuyến đường cao tốc đang xây dựng thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam. Tuyến đường dài 57,09 km, nối huyện Bến Lức, tỉnh Long An với huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
cao tốc Bến Lức Long Thành
cao tốc Bến Lức Long Thành

Đường Cao Tốc Bến Lức Long Thành Liên Kết Giữa Các Vùng

Đường cao tốc Bến Lức Long Thành được phát lệnh khởi công xây dựng tháng 7 năm 2014, dự kiến hoàn thành năm 2024.Khi hoàn thành cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, dự án cũng góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51 và rút ngắn thời gian đi từ Long An đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Lộ Trình Của Tuyến Cao Tốc Bến Lức Long Thành

  • Đường cao tốc Bến Lức Long Thành bắt đầu từ nút giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương ở xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.
  • Đi qua địa bàn các xã Mỹ Yên (huyện Bến Lức), Phước Lý, Long Thượng (huyện Cần Giuộc) của tỉnh Long An; Bình Chánh, Tân Quý Tây, Hưng Long, Đa Phước (huyện Bình Chánh), Nhơn Đức, Long Thới (huyện Nhà Bè), Bình Khánh (huyện Cần Giờ) của Thành phố Hồ Chí Minh; Phước Khánh Vĩnh Thanh, Phước An, (huyện Nhơn Trạch), Phước Thái (huyện Long Thành) của tỉnh Đồng Nai.
  • Và kết thúc tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Trong đó, 4,89 km đường cao tốc đi qua tỉnh Long An gồm hai huyện Bến Lức và Cần Giuộc, 24,92 km đi qua Thành phố Hồ Chí Minh gồm huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ, và 27,28 km đi qua tỉnh Đồng Nai gồm hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành.

Tiến Độ Xây Dựng 

hình ảnh thực tế cao tốc Bến Lức Long Thành
hình ảnh thực tế cao tốc Bến Lức Long Thành
  • Khởi công tháng 7 năm 2015, toàn bộ tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, với 4 làn xe lưu thông và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/h.
  • Do điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp, tuyến đường phải xây dựng hơn 20 km cầu và cầu cạn, trong đó có hai cầu lớn xây dựng theo kiểu dây văng là cầu Bình Khánh dài 2,76 km bắc qua sông Soài Rạp, nối huyện Nhà Bè và Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, và cầu Phước Khánh dài 3,18 km bắc qua sông Lòng Tàu nối huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Toàn tuyến đường cao tốc sẽ có 6 nút giao cắt và lối thoát.
  • Tổng vốn đầu tư toàn dự án giai đoạn 1 là 31.320 tỷ đồng  tương đương 1,607 tỷ USD, bình quân lên tới 28,2 triệu USD/km. Đây là mức đầu tư cao kỷ lục so với các tuyến đường cao tốc khác trên thế giới.
  • Nguy cơ chậm tiến độ, theo SEPMU, các gói thầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện đã được triển khai thi công xong các hạng mục cơ bản. Các trụ cầu cạn trên các đoạn tuyến đi qua rừng ngập mặn thuộc H.Long Thành và H.Nhơn Trạch đã được thi công xong. Nhà thầu đã thực hiện thi công hạng mục lao dầm, đổ bê tông sàn.
  • Ông Vũ Thanh Trà, Giám đốc Ban điều hành gói thầu A7 cho biết, gói thầu A7 có chiều dài hơn 5km, trong đó có khoảng 3,3km đi qua khu vực rừng ngập mặn thuộc H.Long Thành có điều kiện thi công phức tạp nhất.
  • Đơn vị thi công đã thi công đạt khoảng 50% tổng khối lượng toàn gói thầu. “Phần cầu cạn đã thi công hoàn thành phần trụ cầu, đang tiến hành lao dầm, đổ bê tông sàn. Đơn vị thi công đang triển khai công tác chuẩn bị để thi công cầu vượt sông Thị Vải” – ông Vũ Thanh Trà cho biết.
  • Dự án Đường cao tốc Bến Lức  Long Thành sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Theo kế hoạch ban đầu, đường cao tốc Bến Lức Long Thành sẽ hoàn thành vào giữa năm 2018. Tuy nhiên, do thời gian thi công dự án kéo dài, không hoàn thành trong thời gian hiệp định vay vốn nên việc giải ngân cho dự án hiện không thể thực hiện. Điều này khiến dự án không thể hoàn thành so với dự kiến ban đầu.
  • Sau đó, thời gian giải ngân khoản vay của hiệp định vay vốn ADB cho dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đã được chấp thuận đến ngày 31-12-2023. Tuy nhiên, với những vướng mắc về nguồn vốn chưa được giải quyết, cùng với đó là ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 khiến dự án này tiếp tục đứng trước nguy cơ “lỡ hẹn” hoàn thành thêm một lần nữa.
  • Vẫn tắc nguồn vốn
  • Dự án Đường cao tốc Bến Lức  Long Thành có tổng chiều dài gần 58km; trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai (2 huyện Nhơn Trạch và Long Thành) dài hơn 27km thuộc các gói thầu từ A5-A7.
  • Để thực hiện dự án đoạn qua Đồng Nai phải thu hồi 197ha đất của hơn 1.223 hộ dân. Theo Ban Quản lý dự án các đường cao tốc phía Nam (SEPMU), Đồng Nai đã thực hiện bàn giao mặt bằng được 195ha, đạt 98,9% tổng diện tích đất cần thu hồi. Địa phương đang tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với 9 hộ dân còn lại thuộc dự án (6 hộ trên địa bàn H.Long Thành và 3 hộ trên địa bàn H.Nhơn Trạch).
  • Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng hiện đang gặp khó khăn do chủ đầu tư vẫn bị tắc nguồn vốn. Theo đó, đối với 6 hộ dân còn lại trên địa bàn H.Long Thành, SEPMU đã được UBND tỉnh chấp thuận cho tạm ứng số tiền 11,9 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Hiện nay, UBND H.Long Thành đang tiếp tục thực hiện để sớm bàn giao diện tích còn lại cho chủ đầu tư.
  • Trong khi đó, đối với phần diện tích còn lại chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng trên địa bàn H.Nhơn Trạch, vào đầu năm 2021, SEPMU tiếp tục đề nghị Đồng Nai tạm ứng nguồn vốn khoảng 10 tỷ đồng để thực hiện. Hiện đề nghị này vẫn chưa được chấp thuận.
  • Theo tìm hiểu của phóng viên, đối với đoạn tuyến qua địa bàn Đồng Nai, nguồn vốn phục vụ cho đầu tư xây dựng cơ bản của dự án Đường cao tốc Bến Lức Long Thành đã được bố trí. Tuy nhiên, nguồn vốn dành cho công tác giải phóng mặt bằng lại đang gặp khó khăn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nguồn vốn để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng là nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân bổ cho Bộ.
  • GT-VT để phân bổ cho các dự án, trong đó có dự án đường cao tốc Bến Lức  Long Thành. Từ cuối năm 2018, Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam đã được chuyển giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Điều này khiến cho nguồn vốn phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng dự án Đường cao tốc Bến Lức Long Thành hiện vẫn chưa được “khơi thông”.
cao toc Ben Luc Long Thanh di qua Can Giuoc Long An hinh anh toan canh cao toc ben luc long thanh di qua du an 1

Cuối năm 2020 thông xe trước đoạn Nhà Bè – Bến Lức

hình ảnh cao tốc Bến Lức Long Thành
hình ảnh cao tốc Bến Lức Long Thành
  • Ngoài vướng đền bù giải tỏa, dự án đường cao tốc Bến Lức Long Thành còn gặp khó khăn trong việc cần mua 2 triệu m3 cát và đất để gia tải nền móng đường cao tốc. Do cát đang khan hiếm nên giá từ 80.000 đồng/m3 đã tăng vọt lên 200.000 đồng/m3.
  • Để thông xe tuyến cao tốc Bến Lức Long Thành cuối năm 2020, ban quản lý dự án sẽ thay đổi thiết kế trên những đoạn mặt bằng chậm giải tỏa để đẩy nhanh tiến độ thi công.
  • Theo đó, nhà thầu sẽ rút ngắn thời gian thi công trên nền đất yếu bằng biện pháp sử dụng cọc ximăng đất, thay vì sử dụng bấc thấm. Ở các công trình xây dựng cầu, nhà thầu sẽ đúc dầm hộp tại chỗ…
  • Ban quản lý các dự án cao tốc phía Nam đang thúc đẩy các nhà thầu thi công để phấn đấu thông xe trước 20km, đoạn cao tốc từ Nhà Bè đến Bến Lức vào cuối năm nay.
  • Việc thông xe đoạn tuyến cao tốc này sẽ góp phần giảm bớt áp lực giao thông cho tuyến quốc lộ 1 (TP.HCM), giảm tải cho cầu Bình Điền, đồng thời tạo thuận lợi cho xe lưu thông từ khu cảng biển, Khu công nghiệp Hiệp Phước về các tỉnh miền Tây.
  • Tuyến đường Cao Tốc Bến Lức  Long Thành Là dự án đường bộ có tác động mạnh mẻ lớn tới kinh tế xã hội của TP HCM và các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ. Sau khi đi vào sử dụng sẽ kết nối giao thông Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam bộ, kết nối trực tiếp đến nhiều hệ thống cảng biển và đặc biệt là Sân bay quốc tế Long Thành.
  • Con đường huyết mạch triệu USD
  • Cao tốc Bến Lức  Long Thành bắt đầu từ nút giao lộ cao tốc TP HCM – Trung Lương ở xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, Long An, đi qua địa bàn của các xã Phước An, Vĩnh Thanh, Phước Khánh, Phú Đông (huyện Nhơn Trạch) của tỉnh Đồng Nai; Bình Khánh (huyện Cần Giờ), Long Thới, Nhơn Đức (huyện Nhà Bè), Đa Phước, Hưng Long, Tân Quý Tây, Bình Chánh (huyện Bình Chánh) của TP HCM và kết thúc tại nút giao với cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai.
khung cảnh cao tốc bến lức long thành từ trên cao xuống
khung cảnh cao tốc bến lức long thành từ trên cao xuống
  • Tuyến đường dự kiến dài 55 km với tổng vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một có vốn đầu tư 9.890 tỷ đồng sẽ giải tỏa áp lực giao thông trên tuyến đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Bên cạnh đó, tuyến cao tốc này còn giúp kết nối với mạng đường cao tốc – quốc lộ, với hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải, Sao Mai – Bến Đình và sân bay quốc tế Long Thành. Đây được xem là con đường thương mại triệu USD giúp các doanh nghiệp giảm thời gian, chi phí vận chuyển hàng hóa, tận dụng tất cả các lợi ích từ nhiều hệ thống hạ tầng giao thông đang phát triển tại khu vực.
  • Trước đây, các khu công nghiệp ở khu vực huyện Nhà Bè khi vận chuyển hàng hóa đến các tỉnh miền Đông như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu hoặc ngược lại về hướng miền Tây phải mất thời gian từ 2 – 3 tiếng. Với triển vọng từ cao tốc Bến Lức – Long Thành, khoảng cách và thời gian vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp trong khu vực này sẽ thay đổi đáng kể.
  • Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc Bến Lức  Long Thành sẽ đóng vai trò là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đặc biệt khu vực Đông Nam Bộ hình thành tuyến đường cao tốc liên vùng và tạo thành một phần của tuyến hành lang kinh tế phía Nam thuộc tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) từ Bangkok qua Phnôm Pênh, TP HCM – Vũng Tàu.

Cao tốc Bến Lức Long Thành: Đòn bẩy phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam

cao tốc Bến Lức Long Thành đi qua dự án
cao tốc Bến Lức Long Thành đi qua dự án
  • Nắm bắt cơ hội từ cao tốc Bến Lức Long Thành, Thắng Lợi Group đã đầu tư và phát triển dự án tại khu Tây TP HCM với tên gọi The Sol City – Khu đô thị vệ tinh có đầy đủ các tiện ích sống – làm việc – giải trí, hướng đến sự cân bằng và gần gũi với thiên nhiên. The Sol City được đánh giá là dự án trọng điểm để giảm tải nhu cầu nhà ở cho TP HCM về các khu vực lân cận.

Dang ky ngay

  •  Dự án The Sol City tại xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, kết nối trực tiếp Cảng quốc tế Long An – 835B – Vành đai 4 trong tương lai, cao tốc Bến Lức Long Thành – Vành đai 3.
  • Đây là con đường thương mại triệu USD kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ – TP HCM – Đông Nam Bộ. Hướng đến là khu đô thị vệ tinh lớn nhất khu Tây, The Sol City có diện tích 103 ha.
  • Dự án được đầu tư bởi Thắng Lợi Group kì vọng sẽ tạo nên những đột phá tại thị trường khu Tây, thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước về vùng ven
  • hình ảnh toàn cảnh cao tốc bến lức long thành đi qua dự án
    hình ảnh toàn cảnh cao tốc bến lức long thành đi qua dự án

 

  • Dự án The Sol City tại xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, kết nối trực tiếp Cảng quốc tế Long An – 835B – Vành đai 4 trong tương lai, cao tốc Bến Lức Long Thành – Vành đai 3.
  • Đây là con đường thương mại triệu USD kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ – TP HCM – Đông Nam Bộ. Hướng đến là khu đô thị vệ tinh lớn nhất khu Tây, The Sol City có diện tích 103 ha.
  • Trong đó, giai đoạn một sẽ tiến hành khởi công phân khu The Sol Center – trái tim của thành phố vệ tinh The Sol City.
  • Các dòng sản phẩm đa dạng và đa phong cách.
  • Theo nhà đầu tư và phát triển dự án Thắng Lợi Group, The Sol Center sẽ trình làng 975 sản phẩm gồm 199 nhà phố vườn và sông Sol River, 99 nhà phố thương mại shophouse Sol Center, 44 biệt thự Sonata Villa, 633 nền nhà phố và nền shophouse.
  • Trong đó, biệt thự nghỉ dưỡng Sonata được thiết kế theo phong cách Scadinavian, nhà thương mại shophouse Sol Central mang phong cách Pop Art sắc màu, nhà phố 3 thế hệ Sol River với trường phái cổ điển pha nét Á Đông. Phân khu cũng bố trí riêng một khu vực dành riêng cho dòng sản phẩm “vua” là nền shophouse và nền nhà phố dành cho những nhà đầu tư.
  • The Sol City dành 43.000 m2 để quy hoạch các công trình, tiện ích liên hoàn, nơi mà cư dân và chuyên gia có thể sống, làm việc và an cư. Nổi bật trong đó có thể kể đến như bến thuyền Kayak, sân bóng đá mini, khu trải nghiệm Montessori, khu vườn Zen trị liệu Nhật Bản, Clubhouse Central House…