Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022
Thị trường bất động sản từ giữa cuối quý II năm 2022 bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu trầm lắng. Hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp cùng lãnh đạo một số doanh nghiệp vướng vào lao lý đã khiến tâm lý chung trên thị trường e ngại, mọi giao dịch bị trì hoãn, các dự án đang triển khai phải nhấn nút “tạm dừng”.
Theo khảo sát thực tế, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản ghi nhận lợi nhuận sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ; một số cổ phiếu bất động sản “nằm sàn”, đặc biệt là rủi ro sụt giảm sâu thanh khoản, có thể bị mất thanh khoản, thể hiện qua việc một số doanh nghiệp đang phải thực hiện các biện pháp “đau đớn” để “tồn tại”.
Diễn biến thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022
Thị trường chứng khoán bị tác động tiêu cực:
Trước những sai phạm của nhiều cá nhân, tổ chức trong hoạt động phát hành trái phiếu, các giao dịch mua bán cổ phiếu bị kê khai, xử lý đã khiến thị trường chứng khoán biến động tiêu cực trong ngắn hạn. Trong đó nhóm cổ phiếu giá trị cho nhóm ngành bất động sản giảm tới 40-50% so với đầu năm, khiến vốn hóa của các doanh nghiệp bất động sản và dòng vốn vào thị trường bất động sản đều giảm. Dòng vốn huy động cho thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2022 trên sàn chứng khoán theo đó cũng cũng suy giảm.
Lãi suất cho vay tăng:
Dưới áp lực lạm phát và việc lãi suất huy động của nhiều ngân hàng thương mại tăng lên, đến cuối quý II/2022, một số ngân hàng đã quyết định điều chỉnh tăng lãi suất cho vay. Thêm vào đó, tính đến cuối tháng 6/2022, nhiều ngân hàng thậm chí đã chạm trần tín dụng. Ngay cả khi khách hàng có nhu cầu thực mua nhà để ở cũng gặp khó khăn để có thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.
Tăng lãi suất cho vay đồng nghĩa với việc chi phí vốn của nhà đầu tư tăng lên. Dó đó, đây là một trong những yếu tố gây bất lợi lớn cho sự phát triển của thị trường bất động sản. Việc tăng lãi suất còn gây tác động làm giảm hiệu quả của các gói hỗ trợ kinh tế từ Chính phủ. Cụ thể đối với gói hỗ trợ lãi suất 2% đang được triển khai, lãi suất cho vay sau khi đã được hỗ trợ 2% sẽ chỉ thấp hơn chút ít hoặc thậm chí không đổi so với mức lãi suất cho vay giai đoạn trước đó.
Xem thêm nhiều bài viết thị trường: Tại Đây
Dòng vốn bị thu hẹp:
Đầu tiên, nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản từ tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ.
Lượng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản phát hành mới đều có sự sụt giảm so với các năm trước. Đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao bao gồm một số phân khúc của bất động sản, ngân hàng nhà nước vẫn đang định hướng kiểm soát chặt chẽ hơn vốn tín dụng. Điều này gây khó khăn cho việc tiếp cận nguồn vốn và ảnh hưởng tới nguồn cung của các loại hình, phân khúc bất động sản.
Giải Pháp cho thị trường bất động sản
Để kiểm soát tốc độ tăng giá bất động sản trên thị trường sơ cấp, cũng như duy trì giá bán thứ cấp việc cần làm đó là tập trung ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giữ lãi suất ở mức phù hợp.
Tháo gỡ các rào cản pháp lý để tăng tốc độ cấp phép dự án, giúp giải quyết tình trạng thâm hụt nguồn cung. Để ngăn chặn sự lan rộng của “cơn sốt đất ảo”, phải tăng cường quản lý của các cơ quan nhà nước cùng với việc minh bạch hóa quy hoạch và thông tin thị trường.
Thị trường BĐS cũng hứa hẹn sẽ lành mạnh hơn sau những động thái chấn chỉnh của Chính phủ. Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ sớm thông qua với những quy định mới giúp thanh lọc các dự án và chủ đầu tư yếu kém, hạn chế tình trạng đầu cơ. Từ đó, gia tăng chất lượng, sự an toàn, minh bạch và niềm tin cho thị trường, tạo ra lực đẩy giúp thị trường thoát khỏi cảnh trầm lắng.
Chân thành cám ơn quý khách hàng đã quan tâm về bài viết. Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng gọi cho chúng tôi qua số Hotline : 0906808866 Hoặc điền thông tin Form bên dưới sẽ có nhân viên hỗ trợ (24/7).