Khó khăn thị trường Bất Động Sản


Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 3/2/2023 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2023 trực tuyến với địa phương nhận định: Trong tháng 1/2023, khó khăn thị trường bất động sản, nhất là về thanh khoản, dòng tiền, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản…

Trên cơ sở đó, Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản đối với các doanh nghiệp bất động sản và người mua theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/01/2023.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương rà soát, đề xuất các biện pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và chuẩn bị tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/02/2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn BĐS
Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn BĐS

Thứ trưởng Xây dựng nêu 4 khó khăn thị trường bất động sản


Bốn khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản được Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, Tổ phó Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản của Chính phủ, chỉ ra. Đầu tiên là vướng mắc pháp luật về đất đai, như xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng. Ông cho hay, khó khăn xác định đâu là giá đất thị trường hiện chiếm hơn một nửa vấn đề tại các dự án.
Khó khăn thị trường Bất Động Sản
Khó khăn thị trường Bất Động Sản

Kế đến là khó khăn phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Ông đơn cử, riêng thủ tục để xin miễn tiền sử dụng đất doanh nghiệp đã mất tới 1-2 năm. Quy định lựa chọn chủ đầu tư cũng chồng chéo, chưa thống nhất với pháp luật đầu tư, đấu thầu, đất đai. Giá bán, thuê, thuê mua nhà không khuyến khích được doanh nghiệp tham gia.

Về vốn, Thứ trưởng Sinh cho biết các doanh nghiệp bất động sản phản ánh rất khó khăn trong tiếp cận, vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Lãi suất cho vay giai đoạn cuối năm 2022 tăng. Chưa kể, doanh nghiệp đang chịu áp lực đáo nợ trái phiếu vào cuối 2022 và trong năm nay. Ngoài ra, một số quy định như quy định “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp” mới được đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp hạn chế khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp không bán được hàng, không có dòng tiền, khó khăn trong thanh khoản; ảnh hưởng xấu đến thị trường.
Cuối cùng, theo Thứ trưởng Sinh, việc nhiều thông tin xã hội không chính xác về tài chính, tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu và xử lý vi phạm tại một số doanh nghiệp đã gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư.
Xem  thêm nhiều bài viết về tin tức: Tại Đây

Đề xuất một loạt giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản


Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh đã đưa ra một số giải pháp về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh
Về hoàn thiện thể chế: Hoàn thiện và trình Quốc hội xem xét thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi)……
Xây dựng và trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định hướng dẫn thi hành và trình tự, thủ tục về Đầu tư, Đất đai, Quy hoạch đô thị, Xây dựng, Thuế, Chứng khoán…..
Về thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội: Xây dựng và trình Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội” để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc.
Thực hiện có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất khoảng 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Đề xuất Chính phủ bố trí gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng theo phương thức tái cấp vốn (giống gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016 trước đây) cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay.
Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
Về nguồn vốn tín dụng: Điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tài chính, tiền tệ, khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; Hoàn thiện chính sách để huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở và thị trường.
Điều hành hạn mức tín dụng phù hợp; giãn nợ gốc, lãi vay cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn (doanh nghiệp, dự án bất động sản phục vụ tiêu dùng, sản xuất, công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng,…); đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Về nguồn vốn trái phiếu: Nghiên cứu sửa đổi quy định pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu.
Kiểm soát hoạt động huy động vốn trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá. Giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp.

Chân thành cám ơn quý khách hàng đã quan tâm về THỊ TRƯỜNG . Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng gọi cho chúng tôi qua số Hotline : 0906808866 Hoặc điền thông tin Form bên dưới sẽ có nhân viên hỗ trợ (24/7).