Thị trường bất động sản việt nam 2011


Năm 2011 thị trường bđs Việt Nam rơi vào khủng hoảng, thị trường đóng băng trên diện rộng và giới kinh doanh bất động sản kết thúc năm trong tình trạng “bi đát” nhất giá nhà đất nhiều nơi giảm mạnh. Nhiều cá nhân doanh nghiệp lao đao vì tín dụng siết chặt, nợ xấu diễn ra khắp nơi.

Thị trường bất động sản việt nam 2011
Thị trường bất động sản việt nam 2011

Diễn biến thị trường bất động sản việt nam 2011


1. Nghị quyết 11 thắt chặt tín dụng:

Trước áp lực phải kiểm soát lạm phát và bình ổn kinh tế vĩ mô. Ngày 24/02/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 và ngày 01/03/2011, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị 01. Theo đó, ngân hàng siết chặt tín dụng, giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực BĐS, so với năm 2010 (tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa đến 31/12/2011 là 16%).
Biện pháp này đã có tác động lớn đến thị trường BĐS, nguồn vốn chủ yếu nuôi dưỡng cho thị trường nhà đất bỗng suy giảm mạnh đã dẫn tới chênh lệch cung – cầu lớn, giá BĐS giảm mạnh, còn người mua thì “không việc gì phải vội”.

2. Vỡ nợ hàng loạt:

2011 ghi nhận hàng loạt các vụ vỡ nợ của các “đại gia” buôn đất. Đầu tiên phải kể đến vụ vỡ  trăm tỷ của Nguyễn Thị Cúc (Phú Xuyên, Hà Nội) từng nổi danh khi mạnh tay vay hơn 250 tỷ đồng (trả lãi tới 10 tỷ đồng/tháng) để đầu tư nhà đất quanh Hà Nội.

Thị trường bất động sản việt nam nhiều biến động
Thị trường bất động sản việt nam nhiều biến động

Tiếp đấy là vụ Vợ chồng Bùi Thị Quyên và Tạ Việt Quang (thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội). Bước đầu vợ chồng Quang – Quyên khai nhận việc đã vay 200 tỷ đồng với lời hứa trả lãi suất cao lên tới 2.500đ/1.000.000đ/ngày để đầu tư BĐS.

Vụ trùm nợ Nguyễn Thị Dậu cũng từng làm náo động Quận Hà Đông, Hà Nội khi vay 150 tỷ đồng, trả lãi lên đến 4 tỷ đồng/tháng để chuyển cho Nguyễn Đức Thắng (Quang Trung, Hà Đông) vay lại đầu tư vào BĐS.

Một đại gia bất động sản có tiếng tại Bắc Ninh cũng lâm vào cảnh vỡ nợ  là vợ chồng Giám đốc Cty BĐS Hải Hà là Nguyễn Thị Minh Tâm và Nguyễn Chí Việt. Tâm thừa nhận đã vay nợ gần 130 tỷ đồng, cũng với lãi suất siêu khủng, để mua các biệt thự tại Bắc Ninh và ven Hà Nội, cả thảy gần 50 căn.

Xem thêm nhiều bài viết thị trường: Tại Đây.

3. Bất động sản rớt giá mạnh:

Với chủ trương đưa tỷ trọng dư nợ về 16%, các ngân hàng gia tăng siết các khoản nợ. Một đợt bán tháo BĐS lại tiếp tục xảy ra khiến giá đi xuống.

Làn sóng bán tháo bắt đầu bằng sự kiện gây sốc trên thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh khi chủ đầu tư Cty cổ phần địa ốc Dầu khí (PVL) đã điều chỉnh giảm giá bán căn hộ tới 35%, tiếp theo đó, tại Hà Nội Xí nghiệp Xây dựng Tư nhân số 1 đã đưa ra quyết định giảm giá từ 5-7 triệu đồng/m2 căn hộ tại dự án VP3 Linh Đàm và CT6 Xa La thuộc Khu nhà ở Bemes Cầu Bươu.

Đây là khởi đầu cho “làn sóng” giám giá trên thị trường BĐS 2 miền Nam, Bắc những tháng cuối năm.

4. Xung đột tại các chung cư cao cấp:

rose 1 483

Thị trường chung cư cao cấp kết thúc một năm đầy “khó nhọc” khi hàng loạt các vụ kiện cáo xảy. Nếu các dự án chưa đi vào hoạt động, chủ đầu tư và cư dân kiện nhau về tiến độ dự án, lãi suất đóng tiền theo tiến độ…thì tại các dự án đã được bàn giao nhà cư dân và chủ đầu tư không tìm được tiếng nói chung về phí dịch vụ đã đưa nhau ra tòa.

Tranh chấp chung cư đình đám nhất năm 2011: Tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam bị cư dân khởi kiện về phí dịch vụ, chủ đầu tư và cư dân Golden Westlake kiện nhau về tranh chấp diện tích chung riêng, Làng Việt Kiều Châu Âu bị tố áp lãi suất khủng, chủ đầu tư chung cư Quốc Cường 1 và khách mua đưa nhau ra tòa về việc giao nhà chậm nhưng không trả tiền bồi thường cho dân.

5. FDI vào BĐS năm 2011 sụt giảm nghiêm trọng:

Năm 2011 lại đánh dấu một năm giảm sút nghiêm trọng vốn FDI vào lĩnh vực BĐS, và là năm đạt con số thấp nhất trong 5 năm qua. Cụ thể, năm 2008 đạt khoảng 23,6 tỷ USD, năm 2009 đạt 7,6 tỷ USD, năm 2010 đạt 6,8 tỷ USD trong khi đó đến hết tháng 11/2011 vốn FDI vào BĐS mới đạt 464 triệu USD, thấp kỷ lục so với những năm trước đó.

Do các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ lớn đang gặp khó khăn về tài chính vì vậy không thể tiếp tục mở rộng đầu tư mà chỉ tập trung hoàn thành các dự án đã triển khai. Bên cạnh đó, thị trường BĐS cũng đang gặp rất nhiều vấn đề như không có tính thanh khoản, giá giảm mạnh vì vậy không tạo sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài.
giai phap thao go kho khan cho thi truong bat dong san1
Hệ thống chính sách pháp luật về thị trường bất động sản thiếu thống nhất và ổn định, chồng chéo nhau; hệ thống tài chính bất động sản chưa hoàn thiện… Thị trường phát triển quá nhanh, trong khi các chính sách được ban hành dường như đều mang tính “chữa cháy”. Công tác cải cách trong việc quản lý đầu tư, xây dựng, bồi thường giải phóng mặt bằng… còn nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Đây là những nguyên nhân quan trọng khiến thị trường bất động sản Việt Nam gặp khó khăn, làm nảy sinh rất nhiều vấn đề bất cập, gây ảnh hưởng lớn tới cả nền kinh tế, đẩy nhiều cá nhân, đơn vị vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Chân thành cám ơn quý khách hàng đã quan tâm về bài viết. Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng gọi cho chúng tôi qua số Hotline : 0906808866 Hoặc điền thông tin Form bên dưới sẽ có nhân viên hỗ trợ (24/7).