ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐÀ LẠT

Cùng Tín Trường Thịnh tìm hiểu thêm về tin tức thị trường của bài viết Đất Nông Nghiệp Đà Lạt nhé.

Đất nông nghiệp Đà Lạt
Đất nông nghiệp Đà Lạt

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐÀ LẠT LÂM ĐỒNG


Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 9.773,54 km2; toàn tỉnh có 10 huyện và 2 thành phố; có 148 xã, phường (118 xã, 30 phường) và 1.668 thôn, tổ dân phố; xã có số thôn nhiều nhất là xã Đinh Trang Hòa của huyện Di Linh 21 thôn; thị trấn có số tổ dân phố nhiều nhất là Thị trấn Liên nghĩa của huyện Đức Trọng với 62 tổ dân phố…
Tổng diện tích đất tự nhiên : 977.354 ha ( số liệu NGTK năm 2012).

Trong đó :

  • Đất sản xuất nông nghiệp: 316.210 ha
  •  Đất lâm nghiệp có rừng : 581.563 ha
  •  Đất nuôi trồng thủy sản : 2.129 ha
  •  Đất nông nghiệp khác 152 ha
  •  Đất phí nông nghiệp : 53.763ha
  •  Đất chưa sử dụng : 23.534 ha

Là một địa phương có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển sản xuất nông nghiệp, có thể nói Đà Lạt, Lâm Đồng là nơi hội tụ của hầu hết các loại cây trồng thuộc các vùng, miền của cả nước, trong đó nhiều loại cây trồng có thể sản xuất được quanh năm, nhất là các giống rau, hoa.

Đất nông nghiệp Đà Lạt - Rau màu
Đất nông nghiệp Đà Lạt – Rau màu

Về Thổ nhưỡng:

Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất:

  • Nhóm đất phù sa (fluvisols)
  • Nhóm đất glây (gleysols)
  • Nhóm đất mới biến đổi (cambisols)
  • Nhóm đất đen (luvisols)
  • Nhóm đất đỏ bazan (ferralsols)
  • Nhóm đất xám (acrisols)
  • Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols)
  • Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols)

Chất lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm.

Đất Bazan thích hợp trồng cà phê - Đất nông nghiệp Đà Lạt
Đất Bazan thích hợp trồng cà phê – Đất nông nghiệp Đà Lạt

Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng; chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại.

Đất có khả năng nông nghiệp còn lại tuy diện tích khá lớn nhưng nằm rải rác xa các khu dân cư, khả năng khai thác thấp vì bị úng ngập hoặc bị khô hạn, tầng đất mỏng có đá lộ đầu hoặc kết vón, độ màu mỡ thấp, hệ số sử dụng không cao… Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng đồi trọc (khoảng 40%).

GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐÀ LẠT


  • Đất nông nghiệp sử dụng cho cây trồng hàng năm chỉ giao động từ 40.000 – 155.000 đồng/m2
  • Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm giao động từ 100.000 – 200.000 đồng/m2
  • Đất nông nghiệp nuôi trồng thủy sản giao động từ 25.000 – 90.000 đồng/m2
  • Đất nông nghiệp khác giao động từ 50.000 – 200.000 đồng/m2
  • Đất rừng sản xuất có giá từ 35.000 – 75.000 đồng/m2
Bảng giá đất nông nghiệp Đà Lạt
Bảng giá đất nông nghiệp Đà Lạt

Hi vọng, những thông tin về bài viết Đất Nông Nghiệp Đà Lạt được chúng tôi tổng hợp sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm bổ ích để áp dụng khi cần thiết.

Xem thêm các bài viết liên quan: Có nên mua đất Bảo Lâm, Có nên mua đất Bảo Lâm Lâm Đồng

Nếu Quý khách hàng hay nhà đầu tư quan tâm đến những thông tin về bài viết trên, hãy liên hệ ngay Bất động sản Tín Trường Thịnh với số Hotline : 0906808866 Hoặc điền thông tin Form bên dưới sẽ có nhân viên hỗ trợ (24/7).

Dang ky ngay